Sự đồng thuận ngày càng tăng của những người theo phái cấp tiến và bảo thủ trong chính phủ Hoa Kỳ về việc cải tổ di trú tạo ra động lực nhằm thúc đẩy tăng trưởng cho nền kinh tế Hoa Kỳ. Cải tổ không chỉ giúp nâng cao mức lương lao động – tăng mức độ chi tiêu cũng như thuế vào ngân sách của chính phủ – những di dân mới hợp pháp, còn đảm bảo nguồn lao động cần thiết bổ sung cho dân số xã hội đang lão hóa đi nhanh chóng của Hoa Kỳ.

Những đề tài này là tiêu điểm trong bài báo cáo gần đây nhất từ Trung tâm Bipartisan Policy (BPC) và công ty nghiên cứu Macroeconomic Advisers, tiêu đề Cải tổ Di trú: Xu hướng cho sự Phát triển, Ngân sách, và An sinh. Bảng báo cáo chỉ ra các khả năng ảnh hưởng kinh tế của chính sách An ninh Biên giới, Cơ hội Kinh tế, và Đạo luật Hiện đại hóa Di trú (dự luật S. 744), vừa được thông qua tại Thượng viện vào tháng Sáu vừa qua. Như bài phân tích được biên soạn bởi Văn phòng Ngân sách Quốc hội (CBO) vào tháng Sáu và Bảy, báo cáo của trung tâm BPC kết luận cải cách di trú nhìn chung, dự luật S. 744 nói riêng, sẽ tạo đà sự phát triển cho nền kinh tế Hoa Kỳ:

“Cải cách Di trú hiệu quả sẽ đóng vai trò như một công cụ giúp nền kinh tế phục hồi đà tăng trường. Bằng việc gia tăng dân số và lượng người trong độ tuổi lao động, cải cách giúp nền kinh tế phát triển, đóng góp vào việc nâng mức thu nhập trung bình, gia tăng sức tiêu dùng trong người dân, và phát triển các dự án công trình nhà ở, an sinh xã hội tại Hoa Kỳ. Bằng việc hỗ trợ mạnh cho sự tăng trưởng của nền kinh tế, cải cách di trú còn giúp từng bước làm giảm đi thâm hụt ngân sách.”

Cụ thể, dự luật S. 774 trong bản báo cáo từ BPC, có thể tạo ra những ảnh hưởng kinh tế sau đây:

  • Gia tăng sự phát triển của nền kinh tế 4.8%, dựa trên GDP.
  • Giảm thâm hụt ngân sách 1,200 tỉ USD ($180 tỉ trong thập niên đầu tiên, và $990 tỉ trong thập niên tiếp theo).
  • Tăng trưởng nhu cầu về nhà ở, tạo thêm nhiều dự án đầu tư vào công trình xây dựng nhà ở với mức trung bình hàng năm gần $68 tỉ.
  • Tăng lực lượng lao động lên 8.3 triệu người (tăng 4.4%)
  • Giảm tỉ lệ dân số già trong độ tuổi lao động – tạo thêm 13.7 triệu lao động,  dân số trẻ chiếm đa số. Dẫn đến việc chỉ có 6% dân số trong độ tuổi trên 65, so với 20% tổng dân số Hoa Kỳ.
  • Tăng mức lương trong dài hạn 0.5% (dù mức lương vào thập niên đầu tiên giảm đi 0.2% do nhiều lao động mới tham gia vào thị trường lao động).

Bản báo còn đưa ra 5 trường hợp với những giả định khác nhau từ bài phân tích dự luật S.744 của Văn phòng Ngân sách Quốc hội (CBO). Ví dụ, trường hợp thứ nhất là làm tăng tỉ lệ di trú bất hợp pháp, trong khi trường hợp thứ ba cho thấy việc di dân diện lao động sẽ nhiều hơn diện đoàn tụ gia đình. Trường hợp thứ năm là đáng quan tâm nhất, phân tích sự ảnh hưởng của việc tăng cường an ninh đối với di dân bất hợp pháp bằng biện pháp trục xuất về nước trong vòng 10 năm và mọi hành vi di trú bất hợp pháp đều sẽ được áp dụng. Tất cả những hoạt động khác của hệ thống di trú vẫn được duy trì như trước giờ. Ảnh hưởng từ trường hợp thứ năm lên nền kinh tế Hoa Kỳ là vô cùng lớn: thị trường lao động sẽ giảm 6.4%, nền kinh tế theo đó bị giảm 5.7%, công trình xây dựng nhà ở hàng năm thất thu $100 tỉ, và thâm hụt ngân sách chính phủ tăng thêm $800 tỉ. Nhìn chung, tăng cường an ninh mà không có cải cách sẽ làm dẫn đến chiến lược không hiệu quả và ảnh hưởng tiêu cực lên nền kinh tế.

Những điểm trên được nhấn mạnh không chỉ trong bài báo cáo, mà còn nhiều cuộc tranh luận xung quanh thời gian được phát hành ra công chúng. Một sự kiện được tổ chức bởi Hiệp hội công thương Hoa Kỳ và bao gồm những học giả kinh tế hàng đầu như ông Keith Fontenot, từ Học viện Brookings và cựu giám đốc điều hành chương trình Sức khỏe tại Văn phòng Ngân sách Quốc hội; ông Doug Holtz-Eakin, giám đốc của Diễn đàn American Action và cựu giám đốc của Văn phòng Ngân sách Quốc hội; và ông Joel Prakken, giám đốc điều hành và đồng sáng lập nên công ty Macroeconomic Advisers. Điều cần lưu ý là ông Holtz-Eakin nhấn mạnh việc cải cách di trú giúp nền kinh tế Hoa Kỳ phục hồi và tăng trường mạnh mẽ nhờ việc tăng thuế thu nhập từ việc kinh doanh phát triển. “Cải cách di trú sẽ đóng góp cho quốc gia chúng ta một nền kinh tế thịnh vượng trong tương lai.”

Việc tăng cường đạo luật di trú mà không có những cải cách sẽ tác động tiêu cực đến nền kinh tế Hoa Kỳ. Dự luật S. 744, cùng với việc cải thiện nâng cao hệ thống di trú, sẽ là một động lực vô cùng quan trọng cho việc thúc đẩy nền kinh tế tăng trường. Các nhà nghiên cứu và phân tích tại những học việc chính trị Hoa Kỳ đều có cùng một quan điểm này.