Không mấy xa lạ khi tại Massachusetts, những doanh nhân nhập cư có thể mang lại nhiều lợi ích cho cộng đồng nơi đây. Từ các nhà hàng và các cửa hàng dọc theo các con phố chính của thành phố, theo nhận xét từ Fortune về 500, các doanh nghiệp được sở hữu bởi người nhập cư chiếm số lượng đáng kể tại Massachusetts. Với nỗ lực nhằm thu hút và chào đón người nhập cư tại nhiều nơi, Massachusetts vẫn đang tiếp tục phát triển. Ngày 15 tháng 10 vừa qua đã đánh dấu cho sự khởi đầu của Tháng Doanh nhân nhập cư lần thứ 3 hàng năm tại Massachusetts, cuộc vận động đã kéo dày đến ngày 15 tháng 11. Những tổ chức địa phương bao gồm Trung tâm Nhập cư (ILC), Liên đoàn luật sư di trú Massachusetts (MIRA), và Sở Di trú và Tị nạn, đang dẫn đầu cuộc vận động nhằm xác định sự đóng góp của các chủ doanh nghiệp là doanh nhân nhập cư và nhà cải cách cho sự phát triển kinh tế của Massachusetts.
Theo Website của Tháng Doanh nhân Nhập cư 2013, “Các doanh nhân nhập cư đã đóng vai trò quan trọng đối với sự thành công của bang Massachusetts. Từ những công ty khoa học công nghệ cao của Cambridge đến các cửa hàng trên khu phố Lowell , tinh thần kinh doanh của người nhập cư giúp khôi phục sức mạnh của nền kinh tế thành phố và giữ vững sự đổi mới của Massachusetts”. Khi vượt qua tháng vận động tại Boston, thống đốc Deval Patrick nhấn mạnh “Tinh thần kinh doanh của người nhập cư đã tiếp thêm sức mạnh cho nền kinh tế tiểu bang Massachusetts thông qua xây dựng thêm nhiều doanh nghiệp và tạo ra việc làm.”
Doanh nhân nhập cư ở Massachusetts đã có những đóng góp lớn cho cộng đồng nơi đây. Ví dụ, từ năm 2006 đến năm 2010, đã có 50.778 chủ doanh nghiệp mới đến định cư tại Massachusetts, và trong năm 2010, 17,5% trên tổng số chủ doanh nghiệp ở bang Massachusetts là người nước ngoài. Và ở Boston – khu đô thị lớn nhất bang, tỉ lệ chủ doanh nghiệp nước ngoài là 15 %. Cũng trong năm 2010, các chủ doanh nghiệp nhập cư mới có tổng doanh thu là 2,8 tỉ USD, chiếm 14% thu nhập doanh nghiệp trong tiểu bang. Bên cạnh đó, Massachusetts là nơi có nhiều công ty thành công với ít nhất một người sáng lập là người nhập cư hoặc con của người nhập cư, trong đó có 5 trong số 11 công ty nằm trong danh sách Fortune 500 thuộc tiểu bang này. 5 công ty này gồm Staples, TJX, Thermo Fisher Scientific, Boston Scientific, và Biogen Idec- thuê hơn 280.000 người và mang lại 73 tỉ USD doanh thu mỗi năm.
Nhưng những con số tích cực đó cũng không hẵn nói lên toàn bộ câu chuyên về con đường đi đến thành công của một doanh nhân. Xem xét hai ví dụ tại Massachusetts: Klara Sotonova, đã di cư một mình từ Cộng hòa Séc ở tuổi 19, bắt đầu Gourmet Cookies Klara tại Lee năm 2006. Ngày nay, cô và chồng cùng phân phối bánh quy tới 120 cửa hàng tạp hóa cao cấp ở một số bang phía Đông Bắc. Và Charles Mwangi, đến từ Kenya, sở hữu và điều hành Comfort Care Resource Group, một dịch vụ vận tải không khẩn cấp, chuyên về y tế ở Woburn.
Theo Trung tâm nhập cư học liên bang, “Kinh doanh là một trong những cách quan trọng nhất trong đó người nhập cư đã tạo ra rất nhiều tác động tích cực đến Hoa Kỳ nói chung và bang Massachusetts nói riêng. Doanh nhân nhập cư đã góp phần vào lợi ích kinh tế, tạo việc làm, tăng nguồn tri thức, phục hồi nếp sống cộng đồng và làm giàu nền văn hóa.” Ngoài việc mở các nhà hàng, cửa hàng tạp hóa, bán lẻ, dịch vụ và các doanh nghiệp khác ở các thị trấn và thành phố trên khắp tiểu bang Massachusetts, người nhập cư cũng bắt đầu kinh doanh các ngành công nghiệp tăng trưởng trung bình và cao, song song với việc tìm kiếm và phát triển các thị trường tập trung mà dịch vụ còn mới mẻ như: phục vụ như giao thông vận tải, công nghiệp thực phẩm, xây dựng và dịch vụ cơ sở vật chất. Và theo các ghi chú tại ILC, “Thực phẩm, mang hương vị của quê nhà cho người xa xứ trong các nhà hàng địa phương và các cửa hàng tạp hóa, sẽ trở nên phổ biến và ảnh hưởng đến thói quen ăn uống của người Mỹ.”
Như là bằng chứng cho thấy rất nhiều lợi ích doanh nghiệp nhập cư nước ngoài mang đến cộng đồng địa phương, điều quan trọng cần phải thừa nhận rằng các doanh nhân nhập cư có thể đã phải dùng rất nhiều cách thức để được nhập cư, bao gồm cả di trú diện đoàn tụ gia đình. Vì vậy, tăng cường tất cả các con đường nhập cư và hỗ trợ các doanh nhân tiềm năng với những cơ hội mà họ cần để thành công và đóng góp là một lý do tại sao cải cách nhập cư toàn diện là cần thiết. Đảm bảo sự thành công của các doanh nhân nhập cư, cho dù họ đến Hoa Kỳ thông qua những diện di trú đoàn tụ gia đình, lao động nhập cư, diện tị nạn, hoặc thông qua các diện di trú khác, đều có thể giúp đảm bảo sự thành công của cộng đồng một cách rộng rãi hơn.