Tuần rồi, một vài nhóm nghị sự, bao gồm Hội đồng Di trú Hoa Kỳ, đã gửi một bản tóm tắt kiến nghị đến toàn án Liên bang trình bày về những câu chuyện vô cùng xúc động của những người con trên 21 tuổi độc thân bị chia cắt với gia đình do hậu quả từ sự trì trệ trong quá trình tiến hành cấp visa cũng như lượng visa hạn hẹp của chính phủ. Trường hợp, Mayorkas v. Cuellar de Osorio, liên quan đến Đạo luật Bảo vệ tuổi trẻ em (CSPA), giúp phần nào giảm nhẹ tình trạng con “quá tuổi” trong gia đình do phải chờ đợi visa mòn mỏi – nghĩa là, trên 21 tuổi và mất tình trạng “trẻ em” – trước khi visa di trú được cấp. Khi quá 21 tuổi, người con không được cùng cha mẹ đi định cư và phải bắt đầu lại từ đầu bằng việc nộp hồ sơ xin visa mới. Kết cục là gia đình bị chia cắt hàng năm, đến hàng chục năm. Những câu chuyện này nói lên mức độ quan trọng và cần thiết của đạo luật cung cấp một phương thức có tính hiệu quả rộng rãi cho những người con bị “quá tuổi”.
Như trường hợp của H.L từ Cam-pu-chia, gia đình cha mẹ được người chú, là công dân Hoa Kỳ, nộp đơn bảo lãnh cho gia đình. H.L. bị quá tuổi và không được sang Hoa Kỳ định cư cùng gia đình cô gồm cha mẹ và 3 em trai. Sau một năm gia đình định cư tại Hoa Kỳ, cha của H.L. qua đời do tai nạn giao thông. H.L., vẫn ở Cam-pu-chia, không thể dự đám tang và không thể giúp mẹ mình, đang khó khăn để xoay sở nuôi dưỡng 3 người em ruột của cô.
Tương tự, K.M.K, một thanh niên người I-ran, quá 21 tuổi khi visa định cư của gia đình đáo hạn – sau khoảng thời gian 12 năm chờ đợi. Hậu quả, anh bị sót lại một mình tại I-ran. Sau khi vào Hoa Kỳ và trở thành thường trú nhân hợp pháp, cha mẹ của K.M.K đã điền hồ sơ xin visa mới cho anh dưới diện F2B (Con độc thân trên 21 tuổi). K.M.K vẫn sinh sống tại I-ran, bị chia cắt với gia đình, và phải bắt đầu lại “xếp hàng” chờ visa đáo hạn, đối diện với nhiều năm chờ đợi.
Quốc hội ban hành đạo luật CSPA vào năm 2002 để giải quyết vấn đề quá tuổi. Luật chỉ ra cụ thể 2 yếu tố dẫn đến “quá tuổi”: (1) thời gian trì hoãn do quá trình Sở di trú tiến hành xét và chấp thuận đơn xin visa và (2) lượng visa quá tải do số lượng visa hạn chế hàng năm cho toàn thế giới. Giải pháp của đạo luật CSPA cho vấn đề đầu tiên là tạo ra một bảng tính tuổi cho người con bằng cách lấy mốc thời gian hồ sơ được chấp thuận trừ số thời gian hồ sơ bị trì hoãn tại Sở di trú. Không may, ngay cả với cách tính tuổi này, một số người con vẫn bị quá tuổi do lượng visa ứ đọng. Đạo luật CSPA sửa chữa vấn đề ứ động bằng cách tự động chuyển hồ sơ xin visa sang diện visa mới phù hợp và cho phép người con duy trì ngay thời điểm lúc gia đình đợi visa, thay vì phải chờ “xếp hàng” chờ visa lần nữa.
Câu hỏi mà Tòa liên bang sẽ quyết định trong Cuellar de Osorio là luật tu sửa áp dụng được với những ai. Những nguyên đơn trong vụ kiện – bao gồm hàng ngàng người trẻ khao khát được đoàn tụ cùng cha mẹ – và bản kiến nghị amicus curiae thúc đẩy Tòa liên bang tìm phương thức hỗ trợ cho những thành viên gia đình bị quá tuổi trong tất cả diện visa định cư. Chính phủ đang ráo riết giải trình gọn hơn, nghĩa là một phần trăm nhỏ trong tổng số bị tình trạng quá tuổi được hưởng lợi (những đương đơn được điền bởi thường trú nhân đại diện cho vợ/chồng và con cái).
Kết quả của chính sách từ chính phủ đang làm tan vỡ nhiều gia đình mới định cư. Sự đoàn tụ gia đình là phần quan trọng nhất đối với chính phủ Hoa Kỳ. Đạo luật CSPA được thiết kế với mục đích giải quyết vấn đề thành viên gia đình bị chia cắt một cách không thỏa đáng và công bằng của hình phạt con cái trên 21 tuổi độc thân không được cùng gia đình định cư Hoa Kỳ, đơn giản vì họ lớn lên trong thời gian chờ đợi visa mòn mỏi. Tóm lại, đây là thời điểm để đảm bảo đạo luật CSPA được mở rộng và giúp đoàn tụ gia đình cho mọi người.