Trên khắp nước Mỹ, các ngành công nghiệp tiên tiến như khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học (STEM) đã và đang góp phần thúc đẩy sự phát triển của bên kinh tế đồng thời tạo ra việc làm trong phạm vi quốc gia và các vùng kinh tế trọng điểm trên toàn bộ lãnh thổ Hoa Kỳ. Và nguồn nhân lực – những người đang dẫn đầu những nền cải cách này – không chỉ đến từ trong nước mà còn từ lao động ngoại kiều. Hoa Kỳ có một nền kinh tế tiên tiến bền vững, tương tự như các quốc gia phát triễn khác. Nhưng vẫn tồn tại những thach thức trong việc thu hút nhân tài nhằm tiếp năng lực cho nền công nghiệp tại đây. Một báo cáo mới từ Migration Policy Institute (MPI) mô tả những thách thức khó khăn trong luật lệ liên quan đến thu hút nhân tài từ lực lượng lao động toàn cầu. Các tác giả nhận định về nguồn nhân lực rằng “một nguồn lực có thể thúc đẩy doanh nghiệp và nền kinh tế lên mội trường cạnh tranh hàng đầu”. Lương cung và cầu của những lao động lành nghề toàn cầu đang tăng trưởng do có nhiều nơi đang tiến tục chuyển đổi sang nền kinh tế tri thức cùng sự phát triển của nhu cầu kỹ năng nghề nghiệp. Vì vậy, bên cạnh những sự đổi mới vượt bậc của các quốc gia OECD, báo cáo cũng nhấn mạnh rằng như các quốc gia đang phát triển không ngừng vươn lên, và luật phát nhập cư tại những nơi đây “trở bên ít quan liêu và cồng kềnh, sự lựa chọn lớn hơn trong bối cảnh hiện tại sẽ mở ra cho những thay đổi mang tính quốc tế này”.
Điều này có nghĩ như thế nào khi một quốc gia như Hoa Kỳ với nền kinh tế tiên tiến vững chắc đang trở nên chào đón hơn? Một phần những thách thức luật di trú liên quan đến phát triễn cạnh tranh giữa sự lựa chọn dự định của những nhân tài trên thị trường lao động thế giới, cũng như định hình cho một môi trường mang tính thu hút, hoan nghênh và rộng lớn tại Hoa Kỳ đang tiếp tục thu hút và duy trì tài năng từ thị trường lao động giàu kinh nghiệm trên toàn thế giới. Báo cáo của MPI đặc biệt nhấn mạnh 2 khó khăn đan xen và cơ hội mà chính phủ đối mặt: thu hút người nhập cư và mở rộng lượng người nhập cư trình độ cao từ việc phác thảo, và thiết kế luật định cư và hợp nhất nhằm xác định các cá nhân được khuyến khích duy trì những cơ hội thành công tốt nhất.
Báo cáo xác định và mô tả những yếu tố đa dạng và quy định rằng các quốc gia nên cân nhắc khi định hướng những chiến lược dành cho người nhập cư cùng những kỹ năng bao quát và bao gồm 3 nhận định. Thứ nhất, “chính phủ, đang nỗ lực để thu hút, lựa chọn, và giữ lại những di dân có kỹ năng và trình độ cao, có thể dựa trên phạm vi quy định lớn và phải được thống nhất thành một chiến lược nhất quán.”
Thứ hai, “Vai trò của các chủ doanh nghiệp trong việc thu hút và lựa chọn lao động di dân là hết sức quan trọng. Luật di trú không chỉ có mối quan hệ 2 chiều giữa chính phủ và người nhập cư, mà còn là sự tương tác 3 chiều nơi mà chủ doanh nghiệp, giữ vai trò đầu tiên và chính yếu.” Chính phủ phụ thuộc vào chủ doanh nghiệp và các cơ sở kinh doanh nhằm tạo ra cơ hội cho di dân có kinh nghiệm và xác định kỹ năng chuyên môn thật sự cần thiết và liên quan. Chính sách về nhập cư vì vậy phải nhanh chóng, có thể dự trù trước và rõ ràng.
Thứ ba, “thu hút di dân có kỹ năng chuyên môn không chỉ là phạm vi của chính sách nhập cư và visa, mà còn phụ thuộc vào sự thành công của nỗ lực trong chính sách thuộc các lĩnh vực khác.” Những việc trên bao gồm sự mở rộng nhằm cung cấp môi trường chào đón di dân và gia đình của họ, và sự tiến bộ của một quốc gia trong các chính sách về giáo dục đào tạo trong nước nhằm giúp phát triển lực lượng lao động giàu kinh nghiệm. Di trú phải là một phần rộng hơn trong chiến lược cải thiện chính sách xã hội và kinh tế, gồm giáo dục, đào tạo, việc làm, nghiên cứu, đầu tư, và những lĩnh vực khác nữa.
Hệ thống nhập cư hiện tại của chúng ta, mà Quốc hội chưa xem xét về căn bản trong hơn 2 thập kỷ, đã chặn đứng nền kinh tế tiên tiến của Mỹ từ việc thu hút và giữ chân người tài một cách thỏa đáng từ môi trường tài năng toàn cầu. Trong khi các ngành công nghiệp STEM tiên tiến và công nghệ cao khác đã phát triễn nhảy vọt trong suốt 20 năm qua, thì hệ thống nhập cư của chúng ta vẫn còn trì trệ. Bản chất của hệ thống byzantine của chúng ta cũng sẽ tương tự nếu nền công nghiệp tiên tiến tiếp tục hoạt động chỉ với công nghệ mà không cấp tiến xa hơn những gì hiên hữu trong thế kỷ 20, hơn là thay đổi một cách năng động và thích nghi với môi trường thế kỷ 21.
Sự cạnh tranh toàn cầu thì đang trở nên gay gắt hơn khi các quốc gia khác tìm kiếm và thực thi đường lối để thu hút, chào đón và lưu giữ nhân tài một cách hiệu quả. Nếu chúng ta dùng cơ hội này để cập nhật hệ thống nhập cư theo cách có thể mang lại lợi ích cho mọi người – người lao động, gia đình, chủ doanh nghiệp và công dân- chúng ta đang gây nguy hiểm đến lợi thế cạnh trang – điều đã giúp nước Mỹ trở thành một cường quốc trên thế giới.