Đầu tuần này, Tòa Án Tối Cao Hoa Kỳ đã nghe tranh luận về hồ sơ Mayokas v. Cuellar de Osorio, một trường hợp gây khó khăn cho giới hạn trong Đạo luật Bảo vệ Tuổi trẻ em (CSPA). Đạo luật CSPA giúp giải quyết vấn đề bị quá tuổi ở con cái trong thời gian chờ đợi visa định cư của gia đình – đó là, quá 21 tuổi và mất tình trạng “trẻ em” – trước khi visa đáo hạn. Những thanh niên này sẽ mất đi cơ hội đi định cư cùng với cha mẹ và phải đối mặt với sự xa cách với gia đình họ trong thời gian dài. Tại buổi tranh luận, chính quyền hối thúc Tòa án chấp thuận đơn giản đạo luật và tìm giải pháp để CSPA giúp những người con bị quá tuổi trong một số diện visa định cư gia đình bảo lạnh và visa định cư diện việc làm.

Đạo luật CSPA cung cấp hai lợi ích. Thứ nhất, đạo luật cho phép trẻ quá tuổi duy trì ngày ưu tiên trên hồ sơ của cha mẹ nhằm giữ ngày ưu tiên và thời gian chờ visa được rút ngắn nhờ sự thụ hưởng ngày ưu tiên. Việc này nhằm đảm bảo trẻ quá tuổi sẽ không phải bắt đầu chờ visa lại từ đầu, mà sẽ được tính theo thời gian đã chờ đợi visa. Thứ nhì, đạo luật cũng chỉ ra hồ sơ định cư của cha mẹ sẽ “tự động chuyển đổi” sang một diện visa mới, phù hợp hơn cho con bị quá tuổi.

Trong phần đầu buổi tranh luận, các vị thẩm phán tập trung thảo luận nội dung chính của hồ sơ – số lượng giới hạn những trẻ quá tuổi thật sự hưởng lợi từ đạo luật được chính phủ Hoa Kỳ giải trình. Tòa đã đặt ra những câu hỏi cho luật sư chính phú về lợi ích và ý nghĩa đạo luật CSPA cung cấp “trong phạm vi vô cùng hạn hẹp” và chỉ đóng góp lợi ích cho “phạm vi nhỏ và không đáng kể” những trẻ em bị quá tuổi. Luật sư đáp lại, tranh luật việc nới rộng thực thi đạo luật sẽ gây xáo trộn hệ thống cấp visa bởi cho phép quá nhiều thanh niên đứng trước những lượt visa đang chờ đợi khác. Tuy nhiên, chính phủ chưa đưa ra con số xác định trong buổi tranh luận và đã không kiến nghị cách thức để tính toán ảnh hưởng của việc sửa đổi cho những người con thừa hưởng bị quá tuổi giữa lượt visa thực tế đang chờ đợi. Theo như giải trình trong phần liên quan đến hồ sơ, sự tác động này là không đáng kể.

Luật sư chính phủ đến nay tranh luận rằng những con cái bị quá tuổi không nên được đặt vào “tình trạng chờ đợi” khi họ đã chờ đợi visa đáo hạn với gia đình mà đáng lẽ ra họ có được tên trên visa định cư cùng gia đình. Tranh luật theo lý thuyết thì người con bị quá tuổi được xem là “thường hưởng” hơn là “chính” trong việc thừa hưởng visa, nhưng điều này gây ra quan ngại về đoàn tụ gia đình và không hợp lý với đạo luật CSPA. Tin vui là, tòa án tối cao thấu hiểu và nhận thấy sự khó khăn mà con cái bị quá tuổi và gia đình đã phải trải qua trong suốt thời gian chờ đợi visa đến hạn. Và hy vọng rằng, quyết định từ Tòa án Tối Cao sẽ giúp giải quyết vấn đề này cũng như tu chỉnh đạo luật phù hợp hơn.