Trong báo cáo mới nhất, Trung tâm chính sách lưỡng đảng nhấn mạnh về thảo luận hiện tại xung quanh chương trình đầu tư di dân, được biết với tên EB-5, tạo trường hợp về lý do tại sao chương trình đã và đang tạo ra các lợi ích tích cực. Báo cáo, chương trình EB-5: Những thành công, Thử thách, và Cơ hội cho các tiểu bang và khu vực, phân tích các dữ liệu từ chính phủ và nghiên cứu độc lập của chương trình và cung cấp tổng quan về chương trình, quy trình hoạt động và ảnh hưởng. Chương trình EB-5 được tạo đầu tiên vào năm 1990 nhằm kích thích tăng số lượng công việc và đầu tư vốn. Chương trình dành cho nhà đầu tư nước ngoài muốn xin thường trú nhân Mỹ, và yêu cầu đương đơn đầu tư 1 triệu USD (hay 500,000 USD nếu đầu tư vào các khu vực nông thôn hay có tỉ lệ thất nghiệp cao) và tạo ít nhất 10 việc làm.

Theo báo cáo mô tả, trong năm 1993, Quốc hội Mỹ đã tạo ra “Chương trình trung tâm khu vực” nhằm cho phép nhà đầu tư có cơ hội hướng đầu tư vào các tổ chức tập chung các nguồn vốn đầu tư vào các dự án trong một khu vực địa lý cụ thể. Hiện tại, phần lớn (93% vào năm 2014) số lượng visa EB-5 đến từ các đầu tư thông qua Chương trình trung tâm khu vực.

Mặc dù từ thời điểm ban hành, chương trình EB-5 đã được cấp hạn mức cấp 10,000 visas, và trong vòng 15 năm đầu tiên, chỉ một tỉ lệ nhỏ lượng visa được sử dụng. Tuy nhiên, ảnh hưởng từ khủng hoảng ngân hàng và kinh tế năm 2007 và 2008, một vài dự án tìm đến các nguồn đầu tư từ nước ngoài. Con số trung tâm khu vực đã tăng lên từ 74 trong năm 2009 lên 697 năm 2015, và số lượng visas được cấp cho nhà đầu tư cũng tăng tương ứng, từ 1,360 trong năm 2008 lên 10,692 năm 2014. Tổng thể, 44,427 visas đã được cấp từ chương trình EB-5.

Bốn điểm chính quan trọng cần nắm từ bản báo cáo gồm có:

  1. Chương trình đã thu hút các nguồn vốn đầu tư tỉ USD và đã tạo ra chục ngàn việc làm. Theo Trung tâm Chính sách Lưỡng đảng, chương trình đã thu hút ít nhất 4.2 triệu USD. Nhưng, bản báo cáo lưu ý những phương pháp tính thoáng hơn có thể đưa ra con số đầu tư lớn hơn rất nhiều, vào khoảng 11-12 tỉ USD.
  2. Việc đánh giá toàn bộ ảnh hưởng của chương trình là rất khó. Cần thu thập nhiều thông tin và dữ liệu dựa theo các dự án EB-5, nhằm đánh giá tổng quan giá trị của chương trình.
  3. Tiểu bang và khu vực đã tăng trưởng mạnh mẽ trong việc thu hút vốn đầu tư chương trình EB-5. Nhiều tiểu bang và khu vực đã thành lập đối tác với các trung tâm khu vực hay thậm chí mở riêng vì cơ hội phát triển kinh tế. Hơn nữa, trung tâm của chương trình tập trung “các cơ hội mang giá trị hiện hữu cho các lãnh đạo của tiểu bang và khu vực trong việc nhấn mạnh dự án đầu tư chính sách công của mình, bao gồm các khu vực ít được đầu tư nhưng chủ chốt về công trình công cộng và nhà ở.”
  4. Với các thay đổi, chương trình EB-5 có tiềm năng hỗ trợ việc phát triển kinh tế của một vùng. Mặc dù những chương trình mang quy mô nhỏ thường sẽ không bao giờ là giải pháp chính cho nền kinh tế Mỹ cần thật sự, vẫn có thể cung cấp cơ hội mang ý nghĩa cho việc phát triển kinh tế ở mức khu vực.

Bản báo cáo cũng chỉ ra những thách thức liên quan đến chương trình EB-5. Tóm tắt như sau:

“Đặc điểm tự nhiên của chương trình, động lực phía sau hoạt động đầu tư là di trú, có thể khiến cho cả chương trình và các cá nhân nhà đầu tư nước ngoài thực hiện các kế hoạch như giả mạo và làm giả hồ sơ bởi/theo những trung tâm hoạt động đại diện cho trung tâm khu vực yếu kém. Các tiêu chí và điều kiện yêu cầu của USCIS cho việc giám sát các dự án đầu tư-tài chính cũng đã được đặt câu hỏi. Gần đây nhất, việc thiếu dữ liệu thông báo, theo dõi các ảnh hưởng kinh tế, và các giới hạn bị động của USCIS trong việc cảnh giác và quan ngại an ninh và tạo khó khan cho chính phú và các tổ chức không thuộc chính phú nhằm đánh giá tác động tổng quan của chương trình lên nền kinh tế.”

USCIS đã tiến hạnh một vài bước nhằm tăng cường sự trung trực và an ninh của chương trình, và sẽ có một số cải cách tiềm năng có thể được kiến nghị xuyên suốt trong các tổ chức chính phủ và cả phía Lập pháp trong Quốc hội hiện tại.”

Trung tâm di trú đã thực hiện một số cải cách quản trị theo dõi, và một số cải cách khác về việc giá sát và hành pháp, đang được kiến nghị. Với việc hiện tại chỉ còn ít hơn 2 tuần đến ngày 30 tháng 9 hết hạn của chương trình EB-5, đang chờ xem Quốc hội sẽ làm gì tiếp thep. Liệu một số nhà lập pháp có tiếp tục cho phép chương trình hiệu lực hay một số thay đổi cải cách sẽ được đưa ra để giải quyết quan ngại và thách thức trên? Liệu họ sẽ hủy chương trình? Hay sẽ cho phép hiệu lực nhưng chỉ trong thời hạn ngắn hơn, và trao đổi nhiều hơn về chương trình cho đến cuối năm? Trong các ngày sắp đến, câu trả lời sẽ có, nhưng hiện tại, Trung tâm Chính sách lưỡng đảng là một đóng góp tích cực cho việc tranh luận về việc nên hay không khen thưởng cho chương trình EB-5.

 

Written by Beth Werlin

Translated: dqb