By Bruce Einhorn and Olga Kharif

Dương Cúc từng là nữ kỹ sư duy nhất trong phòng. Năm 2012, cô gái Việt Nam 24 tuổi này là “nữ giới” duy nhất hoàn thành chương trình điện tử và kỹ thuật viẽn thông tại trường Đại học Bách Khoa Đà Nẵng, cùng với 23 chàng trai khác. Nhưng khi hoàn thành khoá học 2 năm tại trường Đại học bang Portland (PSU), Mỹ, Cúc đã có rất nhiều đồng nghiệp nữ. Trong số các sinh viên tham gia khoá học năm nay tại trường Oregon, khoá học cuối cùng của chương trình học gồm 3 phần do Intel tài trợ, cô là một trong số 16 phụ nữ và 5 nam giới đến từ Việt Nam. Nếu ngày càng nhiều phụ nữ Việt Nam định hướng sự nghiệp trong mảng kỹ thuật, “tôi nghĩ tương lai gần sẽ có sự thay đổi nhanh chóng”, cô nói.

Cúc và các bạn cùng lớp của cô đang trở về Việt Nam, nơi Intel đã mở một nhà máy trị giá 1 tỷ USD vào năm 2010. Đó là nhà máy kiểm thử và lắp ráp chip lớn nhất của Intel, và công ty nói số nhân viên 1.000 người hiện nay sẽ tăng lên gấp 3 trong mấy năm tới. Để đáp ứng thị trường nhân sự, và trong khi vị trí kỹ sư đột nhiên trở nên rất “hot”, Intel phải tìm đến với phụ nữ – đối tượng chiếm một phần lớn trong lực lượng nhân sự của Việt Nam, song lại đang bị đánh giá không đúng mức trong giới kỹ sư.

Cũng giống như hãng LG của Hàn Quốc, Foxconn của Đài Loan và các công ty công nghệ khác, Intel đang tận dụng lực lượng nhân lực rẻ và vị trí trung tâm Đông Nam Á của Việt Nam. Samsung Electronics chiếm khoảng 18% tổng kinh ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Samsung cho biết họ sẽ sản xuất hơn 40% điện thoại tại Việt Nam vào năm 2015. Hồi tháng Sáu, chính phủ cũng đã phê duyệt kế hoạch xây nhà máy 1 tỷ USD tại công viên công nghệ thành phố Hồ Chí Minh.

Sự quan tâm ngày càng cao của các công ty công nghệ nước ngoài đã đặt áp lực lên lực lượng lao động có kỹ năng của Việt Nam. Theo thông tin của báo Viet Nam News, hiện cả nước có khoảng 250.000 kỹ sư CNTT được đào tạo tốt và sẽ cần đến 411.000 kỹ sư như thế vào cuối năm 2018. Trước khi Intel mở nhà máy, hãng đã kiểm tra 2.000 sinh viên tốt nghiệp về kỹ năng giải quyết vấn đề, và chỉ 90 người vượt qua. Tất nhiên, 40 người có khả năng tiếng Anh tốt đã vượt qua.

Intel đã tài trợ một số chương trình học bổng để phát triển kỹ năng cho các sinh viên Việt Nam ra trường. “Nếu chúng tôi muốn tiếp tục phát triển hệ sinh thái, chúng tôi cần nhiều người có kỹ năng hơn”, Sherry Boger, quản lý của nhà máy Intel tại Việt Nam nói.

Intel đã tài trợ chương trình Intel Vietnam Study Abroad Program 7 triệu USD từ năm 2009 đến nay. Hiện Intel đang tập trung mở rộng sản xuất tại nhà máy ở Việt Nam. Hãng cho hay họ sẽ không cử sinh viên sang Portland nữa. “Chương trình đã đáp ứng nhu cầu của chúng tôi trong việc xây dựng một nền tảng kỹ sư tài năng”, Trang Nguyen, quản lý chương trình giáo dục của Intel tại Việt Nam, nói. “Hiện chúng tôi đang chuyển sự tập trung vào nhân lực vận hành máy móc khi chúng tôi hoạt động 100% công suất”. Intel cũng tặng học bổng cho học sinh trung học Việt Nam và cử sinh viên đến chi nhánh Viện Công nghệ Royal Melbourne ở thành phố Hồ Chí Minh.

Hiện tại, Intel đã nỗ lực tuyển dụng các nhân viên nữ. “Điều quan trọng là làm mọi thứ có thể để mở rộng nền tảng nhân tài”, Nick Jacobs nói. “Không tuyển dụng nữ nhân viên sẽ bỏ lỡ mất một cơ hội”. Công ty đã tổ chức các sự kiện tuyển dụng nữ sinh viên tại các trường đại học ở Việt Nam và sắp xếp cho các nhân viên Intel đào tạo các sinh viên được cử đến PSU.

Nhóm bốn người của Dương đã dành vị trí thứ hai Cornell Cup năm nay. Đây là một cuộc thi thiết kế do Intel tài trợ trên toàn quốc. Các văn bằng đào tạo PSU cũng có thể mở ra cơ hội lớn hơn cho các nhân viên tại Intel. Thanh Nguyễn, bạn cùng lớp với Dương, nói rằng, cô rất vui mừng khi nhà máy có những quản lý là phụ nữ. “Đó là một động lực để bạn để làm việc”, cô nói.

 

Nguồn: Business Week